CÚM VÀ PHỤ NỮ CÓ THAI – Trang thông tin cúm Việt Nam

Cúm là bệnh thường gặp ở hầu hết mọi người, thường lành tính và tự khỏi. Tuy nhiên cúm lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến thai nhi như nguy cơ dị tật bẩm sinh (trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), sốt cao kết hợp với độc tính virus có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu. Vì vậy, bà bầu cần làm gì để ngăn ngừa cúm hiệu quả, an toàn.

Vắc xin cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại cúm

Tiêm phòng vắc xin cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ chống lại cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai giúp bào vệ cả mẹ và thai nhi khỏi cúm. Một nghiên cứu đã chứng minh tiêm phòng làm giảm nguy cơ mắc biến chứng ở phụ nữ có thai khoảng một nửa. Một nghiên cứu khác vào năm 2018, cho thấy tiêm phòng cúm giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin còn giúp bảo vệ thai nhi khỏi cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh.

Các hành động phòng ngừa khác.

Theo CDC khuyến nghị như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, Ngoài ra nuôi con bằng sữa mẹ cũng có nhiều lợi ích như bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm cúm.

Triệu chứng và điều trị

Các triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, mệt mỏi.  Có thể bị nhiễm cúm và có các triệu chứng hô hấp nhưng không sốt. CDC khuyến nghị cần điều trị kịp thời cho những người bị nhiễm cúm đặc biệt người có nguy cơ cao như phụ nữ có thai. Điều trị sớm cho bà bầu là điều rất quan trọng. Do thuốc kháng virus hoạt động tốt nhất trong 48 giờ đầu khi có triệu chứng. Thuốc kháng virus làm biểu hiện bệnh nhẹ hơn và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thuốc Oseltamivir đường uống là phương pháp điều trị được ưa chuộng do có nhiều nghiên cứu về an toàn của thuốc.

Dấu hiệu cảnh báo

– Khó thở

– Đau ngực và bụng dai dẳng.

– Chóng mặt, lơ mơ.

– Co giật

– Thiểu niệu, vô niệu.

– Đau cơ nghiêm trọng.

– Sốt hoặc ho không có dấu hiệu cải thiện.

– Giảm hoặc không cử động của thai nhi.

Dấu hiệu trên không bao gồm tất cả. Nếu có dấu hiệu tương tự, bệnh diễn biến nặng hơn xin đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

=> Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị, phụ nữ mang thai vẫn cần tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ cả mẹ và con.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên chủ động tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm ngừa cúm, các mẹ bầu vẫn có thể tiêm vắc xin cúm (bất hoạt) để phòng bệnh.

Ngoài đối tượng phụ nữ có thai còn rất nhiều đối tượng nguy cơ cao khác, xin truy cập link sau để biết thêm thông tin.

1. Người cao tuổi

2. Trẻ em.

3. Bệnh nhân tiểu đường.

4. Bệnh nhân hen suyễn.

5. Bệnh nhân HIV/AIDS.

6. Bệnh nhân ung thư.

7. Trẻ bị rối loạn thần kinh

8. Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ

Nguồn: Theo CDC

LEAVE A REPLYYour email address will not be published. Required fields are marked *Your Name

số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Mon - Sat: 7:00-18:00