Thuốc ức chế neuraminidase
nên được kê càng sớm càng tốt (lý tưởng là trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng) để tối đa hóa lợi ích điều trị.
Đăng ký nhận tin tức
Đăng ký để cập nhật tin tức về tình hình dịch cúm.
Đăng ký tài liệu Đăng ký tin tứcWe can help you
Cảm cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-14 ngày. Ở trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
Thông thường, nếu chỉ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, rất khó phân biệt bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra với các bệnh do các tác nhân đường hô hấp khác (do chúng có biểu hiện rất giống virus cúm). Vì vậy, lấy mẫu bệnh phẩm thích hợp và tiến hành xét nghiệm là điều cần thiết để chẩn đoán phân biệt bệnh cúm.
Loại bệnh phẩm được lấy là dịch ngoáy họng, mũi họng, dịch tiết hay rửa mũi họng. Sau đó tiến hành các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cúm bao gồm: nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học (phản ứng kết hợp bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu) tìm động lực kháng thể giữa hai thời kỳ khởi phát và lui bệnh, xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên, phản ứng chuỗi men RT-PCR và miễn dịch huỳnh quang. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm chẩn đoán thay đổi tùy thuộc vào phòng xét nghiệm, cán bộ xét nghiệm, loại xét nghiệm sử dụng, loại bệnh phẩm, chất lượng bệnh phẩm, thời gian từ khi thu thập bệnh phẩm so với thời gian khởi phát bệnh… Giống như đối với bất kỳ một loại xét nghiệm nào, việc chẩn đoán xác định bệnh phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học
Đối với bệnh nhân không có các biến chứng của cảm cúm
Bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng thì chỉ cần điều trị triệu chứng, cơ thể sẽ tự loại trừ virus trong vài ngày, và được khuyên là nên ở nhà để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Việc điều trị tập trung vào làm giảm các triệu chứng cúm như sốt. Bệnh nhân nên tự theo dõi để phát hiện xem tình trạng của họ có xấu đi không để kịp thời tìm đến các dịch vụ chăm sóc y tế. Đối với những bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh nặng (đã nêu ở trên) cần được điều trị bằng thuốc kháng virus kết hợp với điều trị triệu chứng càng sớm càng tốt.
Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng và được nghi ngờ hoặc chẩn đoán nhiễm virus cúm (mắc hội chứng viêm phổi, nhiễm trùng huyết hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính) nên được điều trị bằng thuốc kháng virus sớm nhất có thể.
nên được kê càng sớm càng tốt (lý tưởng là trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng) để tối đa hóa lợi ích điều trị.
Điều trị được khuyến nghị trong tối thiểu 5 ngày, nhưng có thể kéo dài hơn cho đến khi có hiệu quả điều trị.
không nên được sử dụng thường xuyên, trừ khi được chỉ định cho các lý do khác (ví dụ: hen và một số bệnh khác); vì nó ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ virus, làm ức chế miễn dịch dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
Tất cả các virus cúm đang lưu hành hiện nay đều kháng với thuốc kháng virus adamantane (như amantadine và rimantadine), và do đó chúng không được khuyến cáo sử dụng cho đơn trị liệu.
Trên đây là cách chẩn đoán và điều trị cảm cúm. Nếu như bạn không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh nặng thì hãy tự điều trị bằng cách nâng cao sức khỏe, đồng thời hạn chế ra ngoài để giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Còn nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Nguồn: WHO, Bộ Y tế – Cục y tế dự phòng.
Một nghiên cứu năm 2018 của CDC được công bố trên tạp chí về các bệnh lâm sàng truyền nhiễm của Hoa Kỳ (Clinical
Phòng chống Cúm: Thông tin cho khách du lịch Những Điều Cần Biết Trong Mùa Cúm Tiêm vắc-xin cúm trong giai đoạn 2020-2021 là
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÚM ĐẠI DỊCH VÀ CÚM MÙA Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 týp A,
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, người mắc cúm
PHÒNG NGỪA CÚM CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ Bệnh nhân ung thư và người có tiền sử ung thư có thể có nguy cơ
Đối với một doanh nghiệp, nhân viên là nguồn lực vô cùng quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Việc giữ gìn và
Trang Thông Tin Bệnh Cúm Việt Nam