Vắc-xin Pfizer-BioNTech
Vào ngày 11 tháng 12 năm 2020, đây là vắc-xin COVID-19 đầu tiên nhận được FDA EUA (Food and Drug Administration issued an emergency use authorization (EUA) – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp), sau khi công ty báo cáo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng tích cực, trong đó có thông tin rằng vắc-xin này có hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng lên đến 95%. Đây là một loại vắc-xin RNA thông tin (mRNA), sử dụng một công nghệ mới. Không giống như vắc-xin đưa mầm bệnh đã suy yếu hoặc bất hoạt vào cơ thể, vắc-xin mRNA Pfizer-BioNTech cung cấp một đoạn mã di truyền nhỏ từ vi-rút SARS-CoV-2 đến các tế bào chủ trong cơ thể, cung cấp cho các tế bào đó thông tin để tạo ra các bản sao của protein đột biến. Vắc-xin Pfizer-BioNTech có những yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến cách bảo quản vắc-xin. Vắc-xin Pfizer phải được kiểm soát nhiệt độ cực lạnh (-94 độ F). Vào giữa tháng 2, công ty đã đệ trình dữ liệu mới cho FDA chứng minh tính ổn định của vắc-xin ở nhiệt độ thường thấy trong tủ lạnh và tủ đông dược phẩm. Việc phê duyệt sẽ giúp việc phân phối vắc-xin dễ dàng hơn1.
Vắc-xin Moderna
Vắc-xin của Moderna là vắc-xin thứ hai được phép sử dụng khẩn cấp ở Hoa Kỳ — đã nhận được FDA EUA (Food and Drug Administration issued an emergency use authorization (EUA) – Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp) vào ngày 18 tháng 12 năm 2020, khoảng một tuần sau vắc-xin Pfizer. Moderna cũng là một loại vắc-xin mRNA, sử dụng công nghệ tương tự như công nghệ Pfizer-BioNTech và có hiệu quả cao tương tự trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng. So với vắc-xin Pfizer, vắc-xin Moderna có hai điểm khác biệt chính: vắc-xin Moderna có thể được vận chuyển và bảo quản trong thời gian dài ở nhiệt độ tủ đông tiêu chuẩn, và bảo quản trong tối đa 30 ngày bằng cách sử dụng tủ lạnh thông thường, giúp việc phân phối và bảo quản dễ dàng hơn. Ngoài ra, vắc-xin Moderna kém hiệu quả hơn một chút trong các thử nghiệm lâm sàng — khoảng 86% — ở những người từ 65 tuổi trở lên1.
Vắc-xin Oxford/AstraZeneca
Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy vắc-xin Oxford-AstraZeneca có hiệu quả trung bình khoảng 70%. Trong một nghiên cứu sau đó, nơi hai liều được tiêm cách nhau 12 tuần, kết quả cho thấy loại vắc-xin này có hiệu quả 76% kể từ 22 ngày sau liều đầu tiên. Sau hai liều đầy đủ, tỷ lệ này tăng lên 82%, với liều thứ hai có tác dụng quan trọng để bảo vệ lâu dài hơn2.
Bảng so sánh sự khác biệt của 3 loại vắc-xin 3
Pfizer-BioNTech | Moderna | AstraZeneca | |
Ai có thể được tiêm? | 12 tuổi trở lên | 18 tuổi trở lên | 18 tuổi trở lên |
Số lượng mũi tiêm | 2 mũi Cách nhau 3 tuần (21 ngày) | 2 mũi Cách nhau 4 tuần (28 ngày) | 2 mũi (Cách nhau 4-12 tuần) |
Sau bao lâu thì có hiệu quả? | 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2 | 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2 | – |
Hiệu quả | 95% | 94% | 82% |
1 số tác dụng phụ thường gặp | *Ở vị trí tiêm: Đau Đỏ Sưng tấy *Cảm nhận toàn thân Mệt mỏi Đau đầu Đau cơ Ớn lạnh Sốt Buồn nôn | *Ở vị trí tiêm: Đau Đỏ Sưng tấy *Cảm nhận toàn thân Mệt mỏi Đau đầu Đau cơ Ớn lạnh Sốt Buồn nôn | *Ở vị trí tiêm Đau Sưng Mẩn đỏ Ngứa *Cảm nhận toàn thân Mệt mỏi Đau đầu Đau cơ Buồn nôn Sốt và ớn lạnh Cảm thấy không khỏe Đau khớp. |
1. Comparing the COVID-19 Vaccines: How Are They Different? Yale Medicine. https://www.yalemedicine.org/news/covid-19-vaccine-comparison
2. Coronavirus vaccines and diabetes. Diabetes UK. https://www.diabetes.org.uk/about_us/news/coronavirus-vaccines
3. CDC. Different COVID-19 Vaccines. Centers for Disease Control and Prevention. Published May 27, 2021. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/different-vaccines.html