Theo báo cáo nhiều năm, người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng của cúm so với những người trẻ và khỏe mạnh. Do hệ thống miễn dịch suy yếu dần theo tuổi. Dẫn chứng về những báo cáo gần đây cho thấy: khoảng 70 đến 85% các ca tử vong liên quan đến cúm và 50 đến 70% các ca nhập viện thuộc nhóm người cao tuổi.
Tiêm vắc xin cúm là biện pháp tốt nhất bảo vệ chống lại cúm.
Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi do họ là nhóm nguy cơ cao mắc biến chứng của cúm. Vắc xin cúm luôn được cập nhật mỗi mùa để phòng đúng chủng của cúm vào mùa đó. Khi tiêm phòng, hệ miễn dịch thường kéo dài hơn 1 năm, chính vì vậy mà chúng ta cần tiêm phòng hàng năm để bảo vệ tốt nhất khỏi cúm. Hệ miễn dịch sẽ được thiết lập đầy đủ 2 tuần sau tiêm.
Hệ miễn dịch người cao tuổi sẽ không đáp ứng tốt với tiêm chủng như những người trẻ. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc xin cúm làm giảm chăm sóc y tế và nguy cơ tử vong liên quan đến cúm.
Các loại vắc xin cho người cao tuổi.
Vắc xin cúm liều cao:
Vắc xin cúm liều cao chứa lượng kháng nguyên gấp 4 lần (viruss bất hoạt thúc đẩy phản ứng miễn dịch). Vắc xin này đáp ứng miễn dịch mạnh hơn sau khi tiềm ( do sản xuất khảng thể cao hơn). Kết quả thử nghiệm lâm sàng với hơn 30.000 người tham gia cho thấy người cao tuổi tiêm vắc xin liều cao nhiễm bệnh cúm ít hơn 24% so với người tiêm vắc xin cúm tiêu chuẩn. Vắc xin liều cao đã được phê duyệt sử dụng tại Hoa Kỳ năm 2009.
Vắc xin cúm bổ trợ:
Vắc xin được sản xuất với tá dược MF59, một chất phụ gia tạo miễn dịch mạnh hơn đối với vắc xin. Trong những thử nghiệm gần đây vắc xin bổ trợ MF59 có phản ứng miễn dịch cao hơn đáng kể so với tiêm vắc xin tiêu chuẩn. Vắc xin bổ trợ đã có mặt lần đầu ở Hòa Kỳ năm 2016-2017.
Tác dụng phụ:
Vắc xin liều cao và vắc xin bổ trợ dẫn đến nhiều tác dụng phụ tạm thời, nhẹ so với vắc xin tiêu chuẩn. Các tác dụng phụ như: đau, đỏ sưng tại chỗ tiêm, đau đầu, đau cơ thường hết sau 1 đến 3 ngày.
Vắc xin phế cầu:
Người cao tuổi nên tiêm vắc xin phế cầu để bảo vệ chống lại bệnh do phế cầu như viên phổi, viêm màng não và nhiễm trùng máu.
Viêm phổi do phế cầu là biến chứng nguy hiểm liên quan đến cúm.
Các hành động phòng ngừa khác:
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh cúm, ở nhà khi bị bệnh, che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, rửa tay sạch sẽ, tránh chặm vào mắt, mũi, miệng. Thực hiện các thói quen tốt cho sức khỏe như: làm sạch, khử trùng bề mặt, ngủ đủ giấc, hoạt động thể chất, kiểm soát căng thẳng, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất.
Người cao tuổi là nhóm nguy cơ cao mắc các biến chứng nặng của cúm có thể dẫn đến tử vong. Biện pháp hiệu quả phòng bệnh cúm tốt nhất cho người cao tuổi là tiêm phòng cúm hàng
Ngoài người cao tuổi còn nhiều đối tượng nguy cơ khác. Xin truy cập link để biết thêm chi tiết.
- Phụ nữ mang thai.
- Trẻ em.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh nhân hen suyễn.
- Bệnh nhân HIV/AIDS.
- Bệnh nhân ung thư.
- Trẻ bị rối loạn thần kinh
- Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ
Nguồn: https://www.cdc.gov/flu/highrisk/65over.htm
Ngọc Minh (Theo CDC)